Astyages

Astyages
Vua của Đế quốc Media
Tại vị585 TCN – 550 TCN
Tiền nhiệmCyaxares
Kế nhiệmCyrus Đại Đế
Thông tin chung
Hoàng hậu
Hoàng hậu
Aryenis
Hậu duệ
Hậu duệ
Mandane
Amytis
Thân phụCyaxares

Astyages (được Herodotos viết là Ἀστυάγης - Astyages; Ctesias viết là Astyigas; Diodorus Siculus viết là Aspadas; Tiếng Akkad: Ištumegu; Tiếng Kurd: Azhdihak hoặc Ajdihak, tiếng Ba Tư: ایشتوویگو (Ištovigu)‎), là vị vua cuối cùng của Đế quốc Media theo ghi nhận của nhà sử học Herodotos,[1] trị vì từ năm 585 TCN cho đến năm 550 TCN, ông là con trai của vua Cyaxares. Vào năm 554 TCN, nhân dân Ba Tư do vua Cyrus Đại Đế thống lĩnh đã vùng lên khởi nghĩa chống "thiên triều" Media, hạ bệ được vua Astyages và xây dựng nước Ba Tư độc lập.[2]

Theo ghi nhận của nhà sử học Xenophon thì con trai ông là vua Cyaxares II lên kế vị ông khi vua Cyrus Đại Đế chinh phạt Đế quốc Babylon, khác với Herodotos cho rằng Đế quốc Media cáo chung sau khi ông mất ngôi.[1] Tên của ông được chuyển hóa từ Rishti Vaiga trong tiếng Iran cổ đại.[3]

Triều đại

Vua Astyages lên nối ngôi vua cha vào năm 585 TCN, sau trận đánh lớn tại Pteria (Trận Halys?) - trận chiến dẫn tới sự kết thúc của cuộc chiến giữa Đế quốc Lydia và Đế quốc Media. Ông thừa hưởng một đế quốc rộng lớn, và thiết lập liên minh với anh vợ là vua Kroisos nước Lydia và em rể vua Nebuchadnezzar II nước Babylon; Công chúa Amytis - em gái của vua Astyages - đã cưới vua Nebuchadnezzar II và được vị vua Babylon này ban tặng Vườn treo Babylon cho.

Vua Astyages cưới Công chúa Aryenis, em gái của Quốc vương LydiaKroisos để nhấn mạnh Hòa ước giữa hai đế quốc; cuối năm 585 TCN, sau khi vua cha Cyaxares qua đời, ông lên nối ngôi Quốc vương Media. Hình như Hoàng hậu Aryenis đã sinh hạ cho ông một cô Công chúa Amytis (trùng tên với Hoàng hậu Amytis của Quốc vương Nebuchadnezzar II ở phía trên?), kết hôn với vua Cyrus Đại Đế. Nhưng theo ghi nhận của Xenophon, ông có một người con trai tên là Cyaxares - tức vua Darius người Media, đã gả con gái cho vua Cyrus Đại Đế sau này.[4]

Dưới triều vua Astyages, Đế quốc Media trở nên ổn định và một tôn giáo do một nhà tiên tri sáng lập và trỗi dậy ở phương Đông - Bái Hỏa giáo - phát triển trên khắp đế quốc, trong những năm tháng vua Kroisos bảo trợ những nhà triết học kiệt xuất ở phương Tây (Thales, Solon, Aesop, v.v...) còn vua Nebuchadnezzar II thì lao đầu vào việc đưa kinh đô Babylon trở thành một thành phố vĩ đại nhất mà cả thế giới chưa từng thấy.

Chú thích

  1. ^ a b George Smith, Sacred Annals; Or, Researches Into the History & Religion of Mankind: The gentile nations; or, The history & religion of the Egyptians, Assyrians, Babylonians, Medes, Persians, Greeks & Romans; collected from ancient authors & Holy scripture & including the recent discoveries in Egyptian, Persian & Assyrian inscriptions forming a complete connexion of sacred & profane history & showing the fulfilment of sacred prophecy, trang 574
  2. ^ Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, The encyclopedia of military history from 3500 B.C. to the present, trang 20
  3. ^ Astyages[liên kết hỏng], Encyclopaedia Iranica
  4. ^ Sir Isaac Newton, Larry Pierce, Marion Pierce, Newton's Revised History of Ancient Kingdoms: A Complete Chronology, trang 107
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Các vị vua của Ba Tư
Đế quốc Mada
Deioces • Phraortes • Madius • Cyaxares • Astyages
Nhà Achaemenes
Thuộc Macedonia
Nhà Seleukos
Nhà Arsaces
Nhà Sassanid
Ardashir I · Shapur I · Hormizd I · Bahram I · Bahram II · Bahram III · Narseh · Hormizd II · Adhur Narseh · Shapur II · Ardashir II · Shapur III · Bahram IV · Yazdegerd I · Bahram V · Yazdegerd II · Hormizd III · Peroz I · Balash · Kavadh I · Djamasp · Khosrau I · Hormizd IV · Khosrau II · Bahram VI Chobin · Bistam · Hormizd V · Khosrau II · Kavadh II · Ardashir III · Peroz II · Shahrbaraz · Purandokht · Hormizd VI · Yazdegerd III
Nhà Ghaznavid
Alptigin · Sebuktigin · Ismail · Mahmud · Mohammed · Mas'ud I · Mohammed · Modud · Mas'ud II · Abu'l-Hasan Ali · Abu Mansur Abder Rashid · Toghril el Malun · Abu Shaja Ferrukhzad · Abu Mozaffer Ibrahim · Mas'ud III · Shirzad · Arslan · Bahram · Khosru I · Khosru II
Nhà Seljuk
Toghrul Beg • Alp Arslan • Malik Shah • Mahmud I • Barkiyaruq • Malik Shah II • Mehmed I • Ahmed Sanjar • Mahmud II • Dawud • Toghrul II • Mesud I • Malik Shah III • Mehmed II • Arslan Shah • Toghrul III
Nhà Khwarezm-Shah
Muhammad I • Atsiz • Il-Arslan • Tekish • Sultan • Muhammad II • Mingburnu
Nhà Y Nhĩ Hãn
Húc Liệt Ngột · A Bát Ha · Thiếp Cổ Điệt Nhi · A Lỗ Hồn · Hải Hợp Đô · Bái Đô · Hợp Tán · Hoàn Giả Đô • Bất Tái Nhân · A Nhân Ba · Mộc Tát · Ma Hợp Mã
Nhà Timur
Timur Lenk · Pir Muhammad · Shah Rukh · Babur Ibn-Baysunkur · Shah Mahmud · Ibrahim · Sultan Sa'id · Yadigar Muhammad · Husayn Bayqarah · Badi' al-Zaman · Muzaffar Husayn
Nhà Safavid
Nhà Afshar
Nader Shah · Adil Shah · Ebrahim Afshar · Shah Rukh
Nhà Zand
Karim Khan · Abol Fath Khan · Ali Murad Khan · Mohammad Ali Khan · Sadiq Khan · Ali Murad Khan · Jafar Khan · Lotf Ali Khan
Nhà Qajar
Nhà Pahlavi
  • Cổng thông tin Lịch sử
  • Cổng thông tin Iran