Bến Clarke

Clarke Quay
Tên tiếng AnhClarke Quay
Tên tiếng Hoa克拉码头
Hán Việt: Khắc-lạp mã đầu
– Bính âmKèlā Mǎtóu
Tên Mã LaiClarke Quay
Tên tiếng Tamilகிளார்க் கீ

Bến Clarke là một bến sông lịch sử ở Singapore, tọa lạc trong Khu quy hoạch sông Singapore. Bến sông này nằm về phía thượng nguồn nếu tính từ khu vực cửa sông Singapore và Bến Tàu.

Nguồn gốc tên gọi

Bến Clarke được đặt theo tên của Sir Andrew Clarke, Thống đốc thứ hai của Singapore và của Các khu định cư Eo biển từ năm 1873 tới năm 1875, người đã đóng vai trò then chốt biến Singapore thành một hải cảng chính cho các bang Perak, Selangor và Sungei Ujong của Mã Lai thuộc Anh.

Bến Clarke cũng là tên của đường bờ kè, mà một phần của nó đã được biến thành phố bộ hành, chạy ngang qua khu vực này. Trong khi đó, Đường Clarke, kế bên Bến Clarke, chính thức được đặt tên năm 1896, trước đó là hai con đường riêng biệt được biết đến với tên gọi đơn giản là Đường Đông (East Street) và Đường Tây (West Street) ở phía Bắc Kampong Malacca. Tương tự như Bến Clarke, Đường Clarke cũng đã chuyển đổi chức năng thành đường đi bộ.

Người Phúc Kiến gọi đường Clarke là gi hok kong si au, với nghĩa "đằng sau Gi Hok Kongsi mới" (một ngôi nhà). Gi Hok Kongsi mới nằm gần đường Carpenter. Một nguồn khác của người Hoa, chỉ nhằm nhắm đến nhà băng Southern gần khu vực Read Bridge, là cha chun tau (柴船头, Hán-Việt: sài thuyền đầu), nghĩa là "bến đậu cho những con tàu chở củi". Những chiếc thuyền mành (tongkang) nhở chở củi từ Indonesia neo ở bến tàu này. Buôn bán củi một thời là ngành kinh doanh chủ yếu của các thương gia người Tiều.

Ảnh Panorama chụp quan cảnh sông sông Singapore với Bến Clarke bên trái (hướng Bắc) nhà băng và Riverside Point ở bên phải (hướng Nam) nhà băng. Hình chụp tại Cầu Ord có thể thấy một phần ở góc xa bên phải hình.

Lịch sử

Sông Singapore đã là một trung tâm thương mại sầm uất kể từ ngày Singapore hiện đại được thiết lập năm 1819. Trong suốt thời kỳ thực dân, Bến Tàu là nơi các xà lan hội tụ để chuyển vận hàng hóa ngược dòng lên kho chứa ở Bến Clarke.

Vì sự phồn thịnh của nơi đây, hàng chục tàu hàng chen chúc tìm nơi neo đậu ở Bến Clarke. Hiện tượng tấp nập ở Bến Clarke duy trì cho đến nửa cuối thế kỷ XX. Đến khi này, nguồn nước sông Singapore đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính quyền Singapore đã đưa ra quyết định dời dịch vụ hàng hóa ở bến sông này tới khu vực mới có cơ sở vật chất hiện đại ở Pasir Panjang. Không gian ở Bến Clarke trở nên yên ắng hơn khi tàu hàng và xe vận tải được dời qua nơi mới.

Sông Singapore được chính phủ nước này dọn dẹp vệ sinh trong giai đoạn 1977 - 1987. Nhiều kế hoạch được đưa ra để biến Bến Clarke trở thành khu dân cư hưng thịnh với các hoạt động thương mại và giải trí nhộn nhịp. Tuy vậy, những kế hoạch này đã vướng phải những lo ngại bởi có thể ảnh hưởng đến các giá trị lịch sử của Bến Clarke. Một yếu tố bắt buộc khi triển khai những dự án này là các tòa nhà cũ, gắn liền với lịch sử Bến Clarke phải được thay thế bởi các tòa nhà mới hiện đại hơn.

bungee ngược leftG-MAX

Làng Liên hoan Bến Clarke (Clarke Quay Festival Village), dự án bảo tồn lớn nhất trên dòng Singapore đã được xây dựng và bắt đầu triển khai từ ngày 10/12/1993. Những năm sau đó, Bến Clarke được quản lý và sở hữu bởi công ty địa ốc CapitaLand.

Mười năm sau, khu vực Bến Clarke bắt đầu được chỉnh trang để biến nơi này thành một khu phức hợp tốt hơn cho người thuê nhà tại đây. Trong đợt sửa sang này, khu vực ven sông và vùng phụ cận đã có diện mạo thay đổi đáng kể.

Alsop Architects, một quy trình kiến trúc quốc tế được áp dụng để thiết kế lại mặt tiền của khu nhà ở cửa hiệu, quan cảnh đường phố và khu vực ăn uống ngoài bờ sông, chia thành hai chặng. Lúc này, Bến Clarke đã góp phần tạo dựng bộ mặt xã hội và du lịch mang thương hiệu Singapore khi nó thúc đẩy mạnh mẽ và vững chắc ngành du lịch với hơn 2 triệu khách một năm. Dự án này điều chỉnh khéo léo vi khí hậu thông qua hệ thống che bóng và làm mát tinh vi khiến nhiệt độ xung quanh khu vực giảm xuống đến 4 °C trong khi cảnh quan bờ sông và đường sá được chỉnh đốn đẹp mắt. Năm 2008, dự án đã giành Giải thưởng Đánh giá Kiến trúc Cảnh quan đô thị 2007 (Du lịch, Lữ hành, Vận tải - Xây dựng) và Giải Cảnh quan đô thị Châu Á, Phát triển Ven sông tốt nhất năm 2008.

Câu lạc bộ Satay và một số cơ sở kinh doanh, làm việc khác được giải tỏa để danh chỗ cho cư dân mới của Bến Clarke. Dịch vụ sinh sống xung quanh Bến Clarke được Tập đoàn Indochine bổ sung Zirca, phòng khám, Thành phố Cấm. Dự án phát triển khu vực hoàn thành vào tháng 10/2006.

Khu vực Bến Clarke ngày nay hoàn toàn khác biệt so với những nỗ lực bảo tồn có từ năm 1993.

Ngày nay

Bến Clarke ngày nay
Bến Clarke về đêm

Hiện nay, năm dãy nhà kho cũ tại Bến Clarke được sửa chữa lại để phục vụ cho hoạt động nhà hàng và các câu lạc bộ đêm. Thuyền mành Trung Quốc (tongkang) được tân trang thành nhà hàng và quán rượu nổi cũng neo đậu tại nơi này. Cannery là một trong các cửa hàng nổi bật nhất ở đây. Trong cùng một nhà kho, có hơn 5 hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác nhau. The Arena trong khu này cũng là nơi nổi bật với chương trình biểu diễn Permanent Illusion Show đầu tiên tại Singapore (từ tháng 08/2008) với các ngôi sao J C Sum và 'Magic Babe' Ning.[1] Trò bungee ngược G-MAX mở cửa lần đầu tiên tại Singapore hồi tháng 11/2003, nằm ở lối ra vào bến. Các nhà hàng và câu lạc bộ đêm đáng chú ý có Hooters và Indochine. Bến Clarke cũng là nơi du khách có thể đi du thuyền hoặc đón taxi nước để đi trên sông Singapore. Một trong những điểm thu hút nhất nơi đây là sự kiện CQ diễn ra một lần mỗi quý. Bến Clarke ngày nay được biết đến là nơi quy tụ các câu lạc bộ đêm ở Singapore, cho đến năm 2008 có Zirca, và Ministry of Sound.

Gần Bến Clarke là Trạm MRT Bến Clarke. Một tòa nhà mới dựa theo lối phát triển ý tưởng SOHO kiêm trung tâm mua sắm tên The Central, ở phía trên trạm MRT, đã hoàn thành năm 2007.

Tháng 07/2012, cửa hàng bán lẻ G.O.D. của Hong Kong mở gian hàng rộng 6.000 feet vuông ở Bến Clarke.[2]

Ghi chú

  1. ^ "Magic holds the Quay", The Straits Times, LIFE! ngày 30 tháng 4 năm 2008
  2. ^ “Hong Kong's Goods of Desire (G.O.D.) Goes International”. Jing Daily. ngày 23 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.

Nguồn

  • National Heritage Board (2002), Singapore's 100 Historic Places, Archipelago Press, ISBN 981-4068-23-3
  • Victor R Savage, Brenda S A Yeoh (2003), Toponymics - A Study of Singapore Street Names, Eastern Universities Press, ISBN 981-210-205-1

Liên kết ngoài

Thư viện tài nguyên ngoại văn về
Bến Clarke
  • Tài nguyên trong thư viện của bạn
  • Tài nguyên trong thư viện khác
  • Clarke Quay website


  • x
  • t
  • s
Các địa điểm tại Singapore được phân chia theo vùng
Trung tâm
  • Alexandra
  • Ayer Rajah
  • Bartley
  • Bishan
    • Marymount
    • Sin Ming
  • Bukit Timah
  • Buona Vista
    • Holland Village
    • one-north
    • Ghim Moh
  • Chinatown
    • Bến Clarke
    • Kreta Ayer
    • Telok Ayer
  • Kent Ridge
  • Kim Seng
  • Little India
    • Farrer Park
    • Jalan Besar
  • MacPherson
  • Marina Bay
  • Mount Faber
  • Mount Vernon
    • Bidadari
  • Museum
  • Newton
  • Novena
  • Orchard Road
    • Dhoby Ghaut
    • Emerald Hill
    • Đông Lăng
  • Outram
  • Pasir Panjang
  • Potong Pasir
  • Rochor-Kampong Glam
    • Bencoolen
    • Bugis
  • Queenstown
    • Dover
    • Commonwealth
  • Raffles Place
  • Thung lũng Sông
  • Sông Singapore
  • Quần đảo Nam
  • Tanjong Pagar
    • Shenton Way
  • Telok Blangah
    • Bukit Chandu
    • Bukit Purmei
    • HarbourFront
    • Keppel
    • Radin Mas
    • Mount Faber
  • Tiong Bahru
    • Bukit Ho Swee
    • Bukit Merah
  • Toa Payoh
    • Bukit Brown
    • Caldecott Hill
    • Thomson
  • Whampoa
    • Balestier
    • St. Michael's
Đông
  • Aljunied
  • Bedok
    • Bedok Reservoir
    • Chai Chee
    • Kaki Bukit
    • Tanah Merah
  • Chương Nghi
    • Vịnh Chương Nghi
    • Đông Chương Nghi
    • Làng Chương Nghi
  • Bờ Đông
  • Eunos
  • Geylang
  • Joo Chiat
  • Katong
  • Kallang
    • Kallang Bahru
    • Kallang Basin
    • Tanjong Rhu
    • Mountbatten
    • Kolam Ayer
    • Old Airport
    • Lavender
    • Boon Keng
  • Kembangan
  • Pasir Ris
    • Elias
    • Lorong Halus
    • Loyang
  • Marine Parade
  • Paya Lebar
  • Siglap
  • Tampines
    • Simei
  • Ubi
Bắc
  • Central Catchment Nature Reserve
  • Kranji
  • Lentor
  • Lâm Thố Cảng
    • Neo Tiew
    • Sungei Gedong
  • Mandai
  • Sembawang
  • Senoko
  • Simpang
  • Sungei Kadut
  • Woodlands
    • Admiralty
    • Innova
    • Marsiling
    • Woodgrove
  • Yishun
    • Chong Pang
Đông-Bắc
  • Ang Mo Kio
    • Cheng San
    • Chong Boon
    • Kebun Baru
    • Teck Ghee
    • Yio Chu Kang
  • Hougang
    • Defu
    • Kovan
  • Lorong Chuan
  • Quần đảo Đông-Bắc
  • Punggol
    • Punggol Point
    • Punggol New Town
  • Seletar
  • Sengkang
    • Sengkang New Town
    • Rivervale
    • Compassvale (Buangkok)
    • Anchorvale
    • Fernvale
    • Jalan Kayu
  • Serangoon
    • Serangoon Gardens
    • Serangoon North
Tây
  • Bukit Batok
    • Bukit Gombak
    • Hillview
    • Brickworks
    • Guilin
    • West
    • Central
    • East
    • South
  • Bukit Panjang
    • Senja
    • Saujana
    • Fajar
    • Bangkit
    • Dairy Farm
  • Choa Chu Kang
    • Yew Tee
    • Kranji North
    • Pang Sua
    • Central
    • Peng Siang
    • Keat Hong
    • Teck Whye
  • Tengah
  • Clementi
    • Toh Tuck
    • Sunset Way
    • Faber
    • North
    • Bờ Tây
    • Central
    • Woods
    • West
    • Pandan
  • Jurong
    • Joo Koon
    • Tukang
    • Gul Circle
    • Benoi Sector
    • Liu Fang
    • Pioneer Sector
    • Gul Basin
    • Shipyard
    • Samulun
  • Đông Jurong
    • Toh Guan
    • Công viên Doanh nghiệp Quốc tế
    • Vườn Teban
    • Penjuru
    • Dụ Hoa
    • Trung tâm vùng Jurong
    • Hồ
    • Sông
    • Cảng
  • Tây Jurong
    • Hong Kah
    • Taman Jurong
    • Wenya
    • Văn Lễ
    • Chin Bee
    • Yunnan
    • Central
    • Kian Teck
    • Safti
  • Tuas
    • Tengeh
    • Promenade
    • Pioneer
    • Soon Lee
    • Bay
    • View
    • Coast
  • Khu quy hoạch Quần đảo Tây
  • Western Water Catchment
    • Murai
    • Sarimbun
  • Lim Chu Kang