Chuyển động riêng

Chuyển động riêng (proper motion) của một ngôi sao là sự thay đổi vị trí về độ lớn góc theo thời gian khi nhìn từ khối tâm của hệ Mặt Trời.[1] Đơn vị của nó bằng giây cung trên năm, arcsec/yr, trong đó 3600 giây cung bằng 1 độ.[2] Vận tốc xuyên tâm (radial velocity), đó là sự thay đổi khoảng cách hướng về hoặc ra xa so với người quan sát theo thời gian, thường được đo bằng hiệu ứng Doppler từ bức xạ thu được phát ra từ ngôi sao. Chuyển động riêng không hoàn toàn là "riêng" (tức là chuyển động thực của ngôi sao) bởi vì do có sự chuyển động của chính hệ Mặt Trời trong không gian.[3]tốc độ ánh sáng là hữu hạn, vận tốc thực của các sao ở xa không thể đo được, việc quan sát chuyển động riêng của ngôi sao phản ánh chuyển động của ngôi sao đó tại thời điểm ánh sáng từ nó phát ra đến người quan sát.

Liên hệ giữa chuyển động riêng (proper motion) và các thành phần vận tốc của một thiên thể. Tại thời điểm phát xạ, thiên thể ở khoảng cách d so với Mặt Trời, và chuyển động với vận tốc góc μ radians/s, hay, μ = vt / d với vt = vận tốc tiếp tuyến (velocity transverse), nó có hướng vuông góc với phương nhìn từ Mặt Trời. (Biểu đồ minh họa góc μ quét trong một đơn vị thời gian với vận tốc tiếp tuyến vt.)

Tham khảo

  1. ^ Theo Koupelis, Karl F. Kuhn (2007). In Quest of the Universe. Jones & Bartlett Publishers. tr. 369. ISBN 0763743879.
  2. ^ Simon F. Green, Mark H. Jones (2004). An Introduction to the Sun and Stars. Cambridge University Press. tr. 87. ISBN 0521546222.
  3. ^ D. Scott Birney, Guillermo Gonzalez, David Oesper (2007). Observational astronomy. Cambridge University Press. tr. 73. ISBN 0521853702.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

  • Hipparcos: High Proper Motion Stars
  • Edmond Halley: Discovery of proper motions
  • x
  • t
  • s
Sao
Hình thành
Tiến hóa
Phân loại
quang phổ
Tàn dư
Giả thuyết
Tổng hợp
hạt nhân sao
Cấu trúc
Đặc tính
Hệ sao
Trái Đất
làm trung tâm
quan sát
Danh sách
Liên quan
  • Thể loạiSao
  •  Cổng thông tin Sao
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s