Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
Di tích quốc gia đặc biệt
Nơi làm việc của đồng chí Nguyễn Văn Linh tại Trung ương Cục miền Nam
Sa bàn tại Nhà trưng bày khu Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
Tên khácR (Région), A9, M40, K89, Ba Đình
Căn cứ Chàng Riệc
Căn cứ Phạm Hùng
Căn cứ địa Bắc Tây Ninh
Quốc gia Việt Nam
Vị tríKhu rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôn, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh
Thành phố gần nhấtThành phố Tây Ninh
Diện tích70 ha
Di tích quốc gia
Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
LoạiDi tích lịch sử văn hóa
Ngày nhận danh hiệu31 tháng 8 năm 1990 (1990-08-31)
Quyết địnhSố 839/QĐ-BT
Di tích quốc gia đặc biệt
Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
LoạiDi tích lịch sử cách mạng
Ngày nhận danh hiệu10 tháng 5 năm 2012 (2012-05-10)
Quyết địnhSố 548/QĐ-TTg

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là một khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tọa lạc tại khu vực rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam[1].

Tên gọi

Khu di tích lịch sử còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: R (chữ “R” là viết tắt từ tiếng Pháp “Région” có nghĩa là “xứ” hoặc “miền”), A9, M40, K89, Ba Đình (mật danh của Trung ương Cục miền Nam)[1]; Căn cứ Chàng Riệc (theo tên khu rừng đặt căn cứ); Căn cứ Phạm Hùng (do Phạm Hùng từng giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam trong thời gian dài) và Căn cứ địa Bắc Tây Ninh.[2][3]

Lịch sử

Trước năm 1975

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào tháng 3 năm 1951, với vai trò là cơ quan cao nhất, chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam, là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[4] được ủy thác chỉ đạo công tác của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam.[5]

Khi thành lập, Trung ương Cục miền Nam nằm tại vùng U Minh Thượng, tỉnh Cà Mau (nay thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang). Đến tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam để thành lập Xứ ủy Nam Bộ. Tuy nhiên, sau đó đã được tái thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Suối Nhum, Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Cơ quan Trung ương Cục miền Nam đã phải di chuyển vị trí trú đóng trên 30 lần và lần cuối cùng là tại Khu B – Bắc Tây Ninh.[5] Lúc bấy giờ, lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã gọi khu căn cứ là "Thủ đô Việt Cộng".[6]

Sau năm 1975

Ngày 31 tháng 8 năm 1990, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận di tích lịch sử văn hóa Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là di tích quốc gia[7][8]. Năm 1992, khu căn cứ đã được khởi công phục chế trùng tu. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1994, công trình cơ bản của khu Căn cứ được hoàn thành giai đoạn một với tổng kinh phí là khoảng 2,75 tỷ đồng[8].

Vào khoảng tháng 10 năm 2003, 4 khu căn cứ đầu não của Căn cứ là: Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời; Quân ủy miền Nam và Trung ương Cục miền Nam đã được trùng tu giai đoạn hai với tổng kinh phí là 10 tỷ đồng và hoàn thành vào ngày 29 tháng 1 năm 2005[8][9].

Theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt ký và công nhận Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia đặc biệt[9]. Đến nay, báo chí Việt Nam vẫn gọi vùng đất này là "Thủ đô của cách mạng miền Nam"[10][5].

Năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh đã đề ra Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó có khu di tích quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam[11].

Khu di tích

Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam hiện nay nằm tại khu vực rừng Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (phía Bắc của tỉnh)[10][2] với tổng diện tích khoảng 70 ha.[5] Khu căn cứ cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 60 km và cửa khẩu Xa Mát 2 km.[2] Khu di tích hiện nay được đầu tư và phục dựng lại nguyên bản gồm 3 phân khu chức năng: Khu di tích, khu tưởng niệm và khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên – du lịch.[5]

Nhà trưng bày của khu di tích được trưng bày 500–1.000 bức ảnh, hiện vật[a] mô phỏng lại đời sống, sinh hoạt của các nhà hoạt động cách mạng xưa như: Mô hình căn nhà lá của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Bàn làm việc của Tổng Bí thư Lê Duẩn; Xe đạp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và một súng tự sáng chế mang tên "ngựa trời" cùng sa bàn về toàn bộ khu căn cứ...[5][10] Tổng cộng có khoảng 1.253 m giao thông hào, 430 m đường nội bộ kết nối các công trình trong khu căn cứ lại với nhau.[7]

Trong khu rừng cạnh Nhà trưng bày là những đường mòn, hào dẫn đến nhà hội họp, nhà ở của cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường, Phan Văn Đáng, Phạm Văn Xô, Trần Nam Trung,...[5] Những ngôi nhà tại đây không có kèo, không có đòn tay và được dựng bằng tre, gỗ cùng mái là lá trung quân. Những vật dụng tại các căn nhà ở đây được cho là vẫn giữ nguyên lại vị trí cũ.[5] Ngoài ra, tại khu Căn cứ cũng có sự xuất hiện của bếp Hoàng Cầm, loại bếp rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.[5][12]

Xem thêm

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Báo Thái Nguyênbáo Tiền Phong ghi rằng 1.000 bức ảnh, hiện vật[5][8] trong khi đó Báo Quân đội Nhân dân lại ghi hơn 500 hình ảnh, hiện vật.[10]

Tham khảo

  1. ^ a b Theo Báo Tây Ninh (21 tháng 12 năm 2012). “Di tích quốc gia đặc biệt – Di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ a b c Hằng Ni (26 tháng 3 năm 2019). “Đoàn Cơ sở Sở Y tế về nguồn thăm khu di tích lịch sử căn cứ Trung ương Cục miền Nam”. Sở Y Tế tỉnh Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Triệu Tùng (26 tháng 4 năm 2019). “Một ngày ở Căn cứ Trung ương Cục miền Nam”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Khu di tích lịch sử Căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam”. Bảo tàng Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ a b c d e f g h i j “Căn cứ Trung ương Cục miền Nam: "Địa chỉ đỏ" trong hành trình du lịch về nguồn”. Báo Thái Nguyên. 22 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “Căn cứ Trung ương Cục miền Nam”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh. 14 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ a b Phạm Hà (13 tháng 2 năm 2012). “Căn cứ Trung ương Cục miền Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ a b c d Đăng Giới (31 tháng 1 năm 2005). “Về lại "Thủ đô kháng chiến" ở miền Nam”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ a b Nhật Quang (21 tháng 12 năm 2012). “Căn cứ Trung ương Cục ở chiến khu Bắc Tây Ninh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ a b c d Chí Hòa (21 tháng 12 năm 2020). “Về thăm "thủ đô của cách mạng miền Nam Việt Nam"”. Báo Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ Nguyên Vỹ (30 tháng 4 năm 0202). “Nâng tầm giá trị cho di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ Yến Nhi (25 tháng 7 năm 2022). “Về nguồn tại Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam”. Báo Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.

Tư liệu

  • Công văn số 548/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Liên kết ngoài

  • Website chính thức
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử



Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Thiên nhiên

Khu du lịch
Công trình tôn giáo
Công trình
lịch sử - văn hóa
Ẩm thực
Lễ hội
Khác
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái