Yếu tố đông máu VIII

Yếu tố đông máu VIII
Hình minh họa yếu tố đông máu VIII
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiAafact, octocog alfa, tên khác[1]
Dược đồ sử dụngTiêm tĩnh mạch
Mã ATC
  • B02BD02 (WHO)
Các định danh
ChemSpider
  • có.html không có

Yếu tố đông máu VIII là một loại thuốc được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chảy máu ở những người bị bệnh hemophilia A và các nguyên nhân khác làm cho yếu tố VIII thấp.[2][3] Một số dạng chế phẩm được sử dụng ở những người mắc bệnh von Willebrand.[3] Chúng được tiêm chậm vào tĩnh mạch.[2]

Các tác dụng phụ có thể kể đến như đỏ bừng mặt, khó thở, sốt và ly giải hồng cầu.[2][3] Phản ứng dị ứng: sốc phản vệ. Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong khi mang thai không rõ ràng.[4] Yếu tố VIII tinh khiết nồng độ cao được tách chiết từ huyết tương người.[3] Một phiên bản tái tổ hợp cũng có sẵn.[2] Cơ thể khi nhận thuốc sẽ tạo ra kháng thể kháng yếu tố VIII nên làm cho thuốc này kém hiệu quả hơn.[4]

Yếu tố đông máu VIII lần đầu tiên được xác định vào những năm 1940 và trở thành thuốc có sẵn trong những năm 1960.[5][6] Yếu tố tái tổ hợp VIII lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 và được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1992.[7][8] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[9] Giá cả bán buôn ở các nước đang phát triển từ khoảng 119,61 đến 497,50 USD/chai 500 IU.[10]

Chú thích

  1. ^ “Coagulation Factor VIII, Human - Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b c d WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 259–260. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ a b c d British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 171. ISBN 9780857111562.
  4. ^ a b “Alphanate - Summary of Product Characteristics (SPC) - (eMC)”. www.medicines.org.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ Potts, D. M. Queen Victoria's Gene: Haemophilia and the Royal Family (bằng tiếng Anh). The History Press. tr. Chapter five. ISBN 9780752471969. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Sibinga, Cees Smit; Das, P. C.; Overby, L. R. (2012). Biotechnology in blood transfusion: Proceedings of the Twelfth Annual Symposium on Blood Transfusion, Groningen 1987, organized by the Red Cross Blood Bank Groningen-Drenthe (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 224. ISBN 9781461317616. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ Buckel, P. (2012). Recombinant Protein Drugs (bằng tiếng Anh). Birkhäuser. tr. 79. ISBN 9783034883467. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ Hillyer, Christopher D. Blood Banking and Transfusion Medicine: Basic Principles & Practice (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 353. ISBN 0443069816. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  9. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Factor Viii”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.