Nekomata

Nekomata trong hình dạng phụ nữ gãy đàn Shamisen, tranh của Sawaki Sūhi

Nekomata (được biểu ký bằng chữ Hán là 猫又, 猫股 hoặc 猫また) là một sinh vật trong truyền thuyết Nhật Bản, được xếp vào hàng yêu quái. Nekomata được cho do mèo nhà nhiều tuổi (40 hoặc 100 tuổi trở lên) biến hóa thành. Trong nhiều nền văn hóa của Thế giới, mèo có khuynh hướng được xem là sự ẩn dụ của nữ giới, và tại Nhật người ta cũng ví Nekomata với sự tà ác của người đàn bà.

Nguồn gốc tên gọi

Trong tiếng Nhật, "neko" nghĩa là con mèo, "mata" nghĩa là chạc cây phân nhánh, đầu chĩa ba phân nhánh, vật có dạng hình chạc cây. Theo một thuyết thì đuôi của Nekomata phân làm hai nhánh ở đầu nên nó có tên gọi như vậy. Nhưng cũng có khi nó được miêu tả như là hai cái đuôi độc lập tách ra từ một gốc. Khi Nekomata nguyền rủa ểm hại người thì nó đứng chồm trên hai chân để rủa người đó. Trong tiếng Nhật, động từ matagu nghĩa là đứng chồm, đứng dạng chân. Vì khi con mèo ểm người khác thì nó đứng trên hai chân nên còn được gọi là "Nekomatagi" và gọi tắt là Nekomata. Thuyết này được cho là giải thích nguồn gốc tên gọi của loài yêu quái này, còn thuyết đuôi mèo phân hai nhánh được cho là mãi sau thời Edo mới xuất hiện.

Đặc trưng

Người ta cho rằng Nekomata hiểu và nói được tiếng người, sau khi ăn thịt người thì nó sẽ biến hóa thành người đó. Trong sách Nansō Satomi Hakkenden (xuất bản năm 1814) của tác giả Kyokutei Bakin cũng có ghi lại chi tiết này. Nekomata cái thỉnh thoảng lại xuất hiện trong giấc mộng của nam nhân và đoạt hết tinh khí của họ. Người Nhật còn tin rằng những người thường hay hành hạ mèo sẽ bị nó ám hại. Nếu con Nekomata tu luyện thêm thì nó sẽ sống lâu đến bất tận và được gọi là Nekoshō (猫魈).

Văn kiện, truyền thuyết

Từ sau thời Edo trở đi thì đông đảo người Nhật tin rằng Nekomata là do con mèo nhà sống lâu mà hóa thành. Nhưng đi ngược lại thời gian, trong thời Kamakura, người ta cũng đã sợ hãi Nekomata và xem nó như một loài mãnh thú sống trên núi. Theo cuốn nhật ký "Meigetsuki" (ghi chép từ năm 1180~1235) của thi nhân Fujiwara Sadaie thì thấy có đoạn viết rằng vào năm đầu niên hiệu Tenpuku (1233) tại Nam đô (tên cũ là kinh đô Heijō) xảy ra vụ Nekomata ăn thịt người. Theo giải thích hiện đại thì đó chỉ là con thú mắc bệnh chó dại. Trong tập sách Tsuzuregusa (1330~1331) của thi nhân Yoshida Kenkō cùng thời Kamakura, ở đoạn 89 có viết rằng: "Okuyama ni, Nekomata to iu mono arite, hito wo kuunaru" to hito no iikeruni…

(tạm dịch là: người ta nói, trong núi sâu có loài tên là Nekomata ăn thịt người…)

Đoạn này trong sách Tsuzuregusa rất nổi tiếng và được nhiều người thuộc nằm lòng.

Nekomata đi bằng hai chân, có hai đuôi trong tranh của Toriyama Sekien

Ở các địa phương cũng có truyền thuyết về loài mèo núi và tên Nekomata còn xuất hiện ở nhiều địa danh, như núi Nekomata (Nekomata yama) ở tỉnh Toyama, núi mèo ma (Nekomagadake) ở tỉnh Fukushima.

Tiên ly và mèo già hóa cáo

Tại Trung Quốc cũng có truyền thuyết về loài yêu quái tên là "tiên ly" (âm Nhật đọc là Senri) có nhiều điểm tương đồng với Nekomata. Tiên ly là loài mèo núi sống lâu thành tinh, có thần thông biến hóa thành mỹ nam mỹ nữ để hút tinh khí của con người.

Nhiều vùng nông thôn Việt Nam cũng truyền miệng nhau về câu chuyện "mèo già hóa cáo". Nhà văn Tô Hoài cũng từng viết về đề tài này trong số các truyện động vật của ông. Ngày nay người ta cho rằng mèo nhà nhiều tuổi thì xù lông, xấu xí nên bị tưởng lầm là cáo. Câu chuyện mèo già hóa cáo cũng được ví von với việc người càng già càng tinh khôn.

Tham khảo

  • "Yōkai Jiten", Murakami Kenji biên soạn, Mainichi Shimbun ấn hành năm 2000.
  • "Yōkai zukan", Kyōgoku Natsuhiko và Tada Katsumi biên soạn, Kokusho Kankōkai ấn hành năm 2000.
  • "Shin Megami Tensei Akuma Jiten" do Shin Kigensha xuất bản năm 2003.

Mục liên quan

  • Danh sách yêu quái Nhật Bản
  • Neko Odori
  • Bake Neko
  • Kasha


Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Nhóm loài
  • Cừu
  • Cua
  • Sư tử
  • Bọ cạp
  • Ngựa
Tứ đại hung thú
  • Thao thiết
  • Hỗn Độn (混沌)
  • Đào Ngột (梼杌)
  • Cùng Kỳ (穷奇)
Ngũ Long
  • Thanh Long
  • Xích Long
  • Hắc Long
  • Hoàng Long
  • Bạch Long
Ngũ Hổ
  • Bạch Hổ
  • Hắc Hổ
  • Xích Hổ
  • Hoàng Hổ
  • Thanh Hổ
Giống loài
Loài khác
Tín ngưỡng
và Tôn giáo
Trong tôn giáo
Sinh vật
huyền thoại
Sinh vật huyền thoại Phương Tây
  • Kỳ lân
  • Rồng
  • Phượng hoàng
Khác
  • x
  • t
  • s
Truyện dân gian
Utamaro Yama-uba và Kintaro
Tuyển tập văn bản
  • Konjaku Monogatarishū
  • Otogizōshi
Sinh vật cổ tích
  • Thần thoại trong văn hoá phổ biến
  • Sinh vật huyền thoại